Hiệu ứng dàn xếp ( Framing effects ) |
Trong hình dưới đây có hai miếng thịt, một miếng là loại 75% nạc và một loại là 25% mỡ. Về bản chất, hai miếng thịt này là một loại. Bởi miếng có 75% nạc thì tất nhiên 25% còn lại sẽ là mỡ, và ngược lại. Thế nên theo lý thì dù chọn miếng thịt nào kết quả cũng như nhau cả.
Ví dụ về hai miếng thịt |
Thế nhưng trong một thí nghiệm thực tế, các đối tượng được
yêu cầu nấu món thịt bò xay và được chọn giữa hai loại. Các đối tượng đánh giá
loại thịt đầu tiên ngon và ít ngấy hơn.
Đây là một trong những ví dụ cho một trong hàng loạt hiện tượng
mà các nhà tâm lý học gọi là hiệu ứng dàn xếp (framing effects). Dưới tác động
của hiệu ứng dàn xếp, cách mô tả mọt vấn đề hay câu hỏi có thể ảnh hưởng đến giải
pháp hoặc câu trả lời ta đưa ra.
Vì vậy lần tới khi bạn nghe được một mẩu quảng cáo hứa hẹn rằng
"80% thành công" thì cũng đừng quên rằng có "20% thất bại".
Có thể đó vẫn là một tỷ lệ chấp nhận được, nhưng nó vẫn đáng để bạn lưu tâm.